Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

9 điểm đến tuyệt vời cho ý tưởng vi vu quanh Hà Nội

Trong phần 1 này, iVIVU sẽ giới thiệu những nơi “tránh khói bụi đô thị” lý tưởng, khá gần trung tâm thành phố hanoi, bạn có thể lựa chọn cho mình phương tiện phù hợp nhất để tiện di chuyển và an toàn: xe máy, xe bus hoặc xe khách.

1. Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước.
Lụa Vạn Phúc thường không có mẫu mã quá sặc sỡ, không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở các làng khác, bởi chất liệu mềm mại và độ tinh xảo trong từng đường tơ, từng họa tiết trang trí. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nghề dệt lụa cổ truyền của làng nghề viet nam này, hãy đi vào sâu bên trong làng để được tận mắt chứng kiến những thước lụa được làm ra như thế nào.
Du lịch Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc - iVIVU.com
Mách bạn:
– Lụa Vạn Phúc giờ khá nhiều hàng bị “trộn lẫn”. Nếu muốn mua hàng chính hiệu, bạn nên chọn những loại khăn, áo họa tiết đơn giản, hơi cổ 1 chút. Đừng chọn các loại khăn len vì chắc chắn nó không phải là lụa Vạn Phúc.
– Bạn nên mặc cả, giá có thể giảm từ 20%-30% tùy tài của bạn. Tuy nhiên, một số cửa hiệu lớn trong làng đã niêm yết giá nên bạn khó lòng được giảm. Hãy chịu khó đi vào các cửa hàng trong ngõ, ngách phía sâu làng, ở đó hàng vừa rẻ và chất lượng cũng tốt.
Đường đi: Hiện tại, theo tam su buon bạn có thể đi đường Lê Văn Lương kéo dài, rất sạch sẽ và nhanh để tới làng Vạn Phúc. Từ đường Khuất Duy Tiến mới hay mọi người gọi quen là đường Vành Đai 3, chiều từ Nguyễn Trãi ra, bạn rẽ trái theo biển chỉ dẫn sẽ vào đường Lê Văn Lương kéo dài. Đi khoảng 10 phút tới ngã tư giao với đường 70 và khu đô thị mới Vạn Phúc, rẽ trái tiếp khoảng 1 km là sẽ tới làng.

2. Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, Hà Nội, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật… Đến đây bạn có thể cùng bạn bè mình chạy xe để thưởng thức nắng gió ngoại thành, thăm thú những cánh đồng lúa trải dài bất tận, hay những con đường nhỏ vắng người qua lại tranh thủ hít lấy những luồng khí trời trong trẻo.
Du lịch Hà Nội - thành Cổ Loa - iVIVU.com
Đến Cổ Loa, có một nơi mà du khách không thể bỏ qua, đó là am Bà Chúa, tức miếu thờ công chúa Mỵ Châu. Chiếc am u tịch, như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm, nhỏ bé như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Nếu đến đây vào dịp đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Thành Cổ Loa diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội là mồng 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã có công xây thành Cổ Loa và trị vì Âu Lạc.
Đường đi: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. Nếu đi xe bus thì bắt xe 46 tại BX Mỹ Đình, xuống cuối bến và đi xe ôm hoặc… đi bộ thêm 2km nữa để vào khu di tích 

3. Làng gốm Bát Tràng

Men theo con đường đê sông Hồng gần 10km, tới ngôi làng cổ Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nơi nổi tiếng với các mặt hàng gốm sứ. Đến đầu làng Bát Tràng những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, dải dài khắp làng. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại khoảng hơn 500 năm nay. Gồm Bát Tràng từ lâu nổi tiếng với nước men bóng đẹp, từng được thương lái châu Âu thu mua với số lượng lớn.
Bật mí thêm, đây là chợ gốm duy nhất mà bạn có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích vì ở đây người ta không đặt tiêu chí lợi nhuận lên đầu. Không chỉ tự do xem hàng, bạn còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của các mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà những người thợ thủ công đã dày công nghiên cứu, tha hồ thoả chí tò mò, học hỏi.
Du lịch Hà Nội - làng gốm Bát Tràng - iVIVU.com
Ngoài ra, trong chuyến tham quan Bát Tràng, bạn có thể thử tài chơi gốm để tạo nên sản phẩm cho chính mình. Giá dịch vụ là 15 – 30K một lần tô vẽ, nặn tượng không lấy sản phẩm về. Nếu bạn muốn lấy “kiệt tác” mình tự tay làm ra về nhà, mức giá trung bình sẽ từ 40 – 60K tùy sản phẩm lấy ngay hoặc nung đốt.
Đường đi: Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Nếu đi qua cầu Chương Dương rồi theo dọc đê sông Hồng, thì bạn đi mất gần 1 tiếng là đã tới Bát Tràng.
Nếu đi xe bus, bạn bắt xe ra Điểm trung chuyển Long Biên rồi lên xe bus 47, tới cuối bến luôn nhé! Làng Bát Tràng chỉ cách bến cuối cùng khoảng 200m thôi, đi bộ vào tiện thể luyện chân luôn.

4. Làng cổ Đường Lâm

Tạm rời xa phố thị ồn ào, náo nhiệt, dọc theo quốc lộ 32 về Sơn Tây, bạn sẽ đến với một ngôi làng cổ của người Việt – nơi còn lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta từ bao đời nay. Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50 km, thuộc địa phần thị xã Sơn Tây, cạnh quốc lộ 32. Đây là địa danh hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ từ hơn 300 trăm năm nay. Đường Lâm có những di tích lịch sử văn hóa rất giá trị, với Đình Phùng Hưng và Đền Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh… Đặc biệt, tại nhiều ngôi nhà cổ còn phục vụ cả bữa cơm làng quê truyền thống, bạn có thể đặt cơm và nghỉ trưa tại đó.
Du lịch Hà Nội - Làng cổ Đường Lâm - iVIVU.com
Mách nhỏ bạn nè, đến Đường Lâm, bạn đừng bỏ qua cảnh chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự). Ở đây có tòa bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nổi tiếng, hay viếng đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; lăng Ngô Quyền. Đặc biệt bạn đừng quên tìm thưởng thức những đặc sản dân dã, ngon miệng như bánh giò Phù Nhi ở thị trấn Phùng, bánh tẻ, bánh đúc ở chợ Mía, bún chấm lá tương…
Đường đi: Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô, sẽ đi theo đường Láng Hòa Lạc đến ngã tư với đường 21 Xuân Mai – Sơn Tây ( rẽ phải), đi tiếp 12km theo đường này đến chỗ đèn xanh đèn đỏ tại ngã Tư ở thị xã Sơn Tây. Qua bên kia ngã tư đi tiếp 5km có một ngã ba ở cột cờ thì theo lối đi thẳng. Sau đó sẽ thấy biển ghi làng cổ Đường Lâm, cách chỗ rẽ nói trên 2-3km. Ngoài ra bạn cũng có thể đi xe bus từ trung tâm HN lên đến Sơn Tây rồi tiếp tục đi xe taxi vào đến cổng làng. Vé vào cổng: 20-25K/người nhé!

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

9 món ăn nổi tiếng của Hải Phòng

Bánh đa cua, bánh bèo, bánh cuốn đất cảng có cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách.
  • Du lịch hanoi, những đặc sản ngon và hấp dẫn
1. Bánh mì cay: Bánh mì chỉ nhỏ bằng hai ngón tay, phần nhân là một lớp patê, ruốc và tương ớt. Bánh được nướng bằng bếp than, giòn và nóng hổi. Đây là món ăn lót dạ được yêu thích của học sinh - sinh viên.

Bánh mì cay được bán phổ biến tại các phố Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Hàng Kênh, quán Hồng Quân đường Cát Cụt hoặc Khánh Nạp ở Chợ Con…
Bánh mì cay. Ảnh: Toidi.net.

2. Các loại ốc: Món ốc ở Hải Phòng đa dạng, chế biến thành ốc luộc, xào dừa, các món nướng… cộng thêm gia vị tuyệt vời bao gồm ớt, sả, gừng, dừa tươi thơm ngon. Ngoài các loại ốc quen thuộc, nơi đây còn nhiều loại ốc biển độc, lạ, cho hương vị khó quên.

Các quán ốc bán tại Hải Phòng, viet nam có rất nhiều, hầu như phố nào cũng có, và luôn đông khách. Tuy nhiên đông nhất là những khu ký túc xá các trường đại học, ngoài ra những quán nổi tiếng như Ốc Thương (ngõ 269 Lê Lợi), Ốc Hường (Lê Lai), Ốc Tường (ngõ 308 Cát Dài), Ốc Hoa (đường Lương Văn Can), chợ Lương Văn Can, đường Đình Đông, đường Chu Văn An, đường Trần Nguyên Hãn, hay trên đường Văn Cao, Hàng Kênh…

3. Nem cua bể: Đây cũng là một trong những món đặc sản hấp dẫn của Hải Phòng với hương vị không lẫn với nơi nào khác. Nguyên liệu làm nem cua phải có mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc vai, hành lá, miến, lòng đỏ trứng gà, giá đỗ… và không thể thiếu cua gạch. Nem cua bể hình vuông được cắt nhỏ, ăn kèm với bún, rau sống, và nước chấm có vị ngọt chua đậm đà.

Một số quán tên tuổi gồm Nem Nga (92 Trần Nhật Duật), Phương Mai (87 Cát Cụt), Ngọc Tuấn (96 Trần Nhật Duật), Thanh Ngà (90 Trần Nhật Duật), trong chợ Cố Đạo, số 323 Tô Hiệu…
Nem cua bể Hải Phòng. Ảnh: Dulichhaiphong.gov.vn.

4. Bánh đa cua: Bánh đa đỏ được trần qua nước nóng rồi đổ vào bát to, cùng với rau muống chín tái, rau nhút, chả cá, chả lá lốt, hành lá thái nhỏ, thêm gạch cua chưng với thịt cua cùng cà chua, thả ít hành khô thái mỏng trên cùng. Tất cả phải rất cẩn thận, kỳ công, mới tạo nên được bát bánh đa cua mà bất kỳ người con đất cảng nào đi xa đều luôn nhớ.

Một số nơi nổi tiếng: hàng ở ngõ cạnh Công ty Điện lực trên đường Minh Khai, phố Trần Phú, đường Phạm Ngũ Lão, Hoàng Văn Thụ, ngõ Lê Quýnh, đầu đường Đà Nẵng đối diện sân vận động Máy Tơ, bánh đa cua bể Bà Cụ 179 Cầu Đất, phố Chợ Toan…

5. Bánh bèo: Loại bánh hấp dẫn không chỉ với người Hải Phòng mà ngay cả với du khách, được làm từ thịt nạc băm nhuyễn, xào với mộc nhĩ và củ đậu, hành phi băm nhỏ… khi xào lên bánh có vị thơm nồng rất hấp dẫn. Món này ăn kèm nước chấm làm từ nước ninh xương, lúc ăn đun nóng nước chấm với ớt bột, hạt tiêu, vài miếng thịt viên…

Một số địa chỉ quán bánh bèo có tiếng lâu năm như ở đường Lê Đại Hành, gần UBND quận Hồng Bàng, trong chợ Lương Văn Can, đằng sau sân vận động, chợ Cát Bi…

6. Cháo sườn - cháo cay: Những món cháo hết sức đặc biệt gắn liền với nhiều thế hệ học sinh - sinh viên. Cháo cay được nấu từ thịt trai và nước sườn đặc, cho thêm tương ớt, hành, rau dăm… Có dịp thưởng thức bát cháo cay thơm ngon bạn sẽ có cầm lòng để gọi thêm bát thứ 2, thứ 3, bởi càng ăn càng ngon, càng thấy hấp dẫn. Cháo sườn ngon có phần cháo mịn và sánh, thịt sườn được xé nhỏ màu hồng nhạt được ninh thật kỹ và rất thơm, rắc thêm chút tiêu và ớt bột và quẩy giòn cắt nhỏ.

Để ăn cháo cay thơm ngon, bạn có thể tới các quán tại đường Trần Bình Trọng. Còn cháo sườn có tại quán cháo 267 Hàng Kênh, chợ Cột Đèn, ngã 3 Hoàng Văn Thụ - Phan Bội Châu.

7. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản nổi tiếng tại Hải Phòng, bạn sẽ dễ dàng tìm được các quán thơm ngon đặc trưng vào buổi sáng. Bánh ngon là phải được tráng mỏng, rắc ruốc và hành khô lên, khi ăn sẽ ăn kèm với nước chấm mắm ninh xương, có thể thêm dấm ớt. Ngoài ra nếu thực khách không thích ăn kiểu bánh chay, có thể thêm nhân thịt cho hương vị thêm đậm đà, ăn kèm chả hoặc chả viên làm từ thịt nạc.

Một số quán bánh cuốn ngon cho các bạn tham khảo: Địa chỉ thì bạn nên tìm tới 207 và 187 Cát Dài, hoặc quán ở đối diện ngõ Lửa Hồng (Cầu Đất), bánh cuốn Bảy (66 Cát Cụt)...
Bánh cuốn Hải Phòng. Ảnh: Nhahangbepviet.com.
>>> Tuyển tập những phim hai viet nam  hay nhất, mới nhất
8. Lẩu cua đồng: Món lẩu cua đồng tại Hải Phòng có hương vị đậm đà hơn so với các địa phương khác, do người dân Hải Phòng đặc biệt ưa thích những món ăn chế biến từ cua (gồm cả cua đồng và cua bể). Nguyên liệu chính của món này là cua đồng loại tươi, khi ăn nước lẩu ngọt đậm đà với riêu cua, ăn kèm rau, hành, thịt bò, đậu rán, chả cá, trứng vịt lộn…

Các quán lẩu cua đồng ngon cho bạn lựa chọn: Lẩu cua đồng Minh Quỳnh ở phố Văn Cao, hay quán ở đường Chu Văn An sau sân vận động Lạch Tray.

9. Bánh đúc tàu: Món ăn với cái tên khá xa lạ, nhưng đối với các bạn trẻ Hải Phòng thì đây lại là món ăn quen thuộc. Một bát bánh đúc tàu bao gồm phần bánh đúc cắt nhỏ, ăn cùng tôm, thịt, đu đủ rán kỹ, và nước mắm giấm được chan vào trong bát. Với hương vị vừa chua chua ngọt ngọt, lại có vị mặn và cay của dấm ớt, hương vị kết hợp trở nên thanh tao nhẹ nhàng, ấn tượng rất khó quên.

Hàng lâu đời và nổi tiếng nhất là hàng ở gần ngã tư Cát Dài - Cát Cụt, hay quán bánh đúc ở chợ An Dương.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

50 món đặc sản các vùng miền ở Việt Nam

Ở các vùng miền khác nhau lại có nét đặc trưng về ẩm thực riêng biệt. Sau đây, hãy theo chân Đặc Sản Việt Nam khám phá những nét đẹp văn hóa này nhé!

>>> Tuyển tập những phim hai viet nam hay nhất, mới nhất

50 món đặc sản các vùng miền ở Việt Nam được nghiên cứu và đánh giá bởi Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam, và được sưu tầm bởi nhiều nhà nghiên cứu văn hóa. Sau đây, theo chân phóng viên ẩm thực chúng tôi đi khắp phố phường, ngóc ngách để thưởng thức hết những món ngon này nhé! 


1. Phở Hà Nội

Phở là món ăn không chỉ nổi tiếng ở hanoi, Việt Nam mà còn đi khắp năm châu. Món ăn đứng đầu khi liệt kê các món đặc sản vùng miền ở Việt Nam. Bát phở nghi ngút khói, nước dùng thanh ngọt, bánh phở mềm, dai đi cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Phở ăn kèm với các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt...


Đối với các nhà văn nghệ sĩ như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…thì phở còn như một huyền thoại. Một số địa chỉ ăn phở Hà Nội ngon: Phở Bát Đàn, Phở Thìn, Phở Sướng, Phở Tàu Bay...

2. Bún chả Hà Nội


Bún chả Hà Nội với miếng chả nướng thơm lừng, chả viên vàng ươm óng ả, rau sống tươi xanh ăn kèm bún rối. Bún chả Hà Nội đặc biệt hơn với công thức pha chế nước mắm, vị ngọt, thanh chua...Đây quả đúng là một món ăn đặc sản mang tính vùng miền viet nam, bởi nó khác hẳn bún chả Huế, Bún Chả Phú Yên, hay bún chả Yên Bái. Cách pha chế nước mắm, gia vị ướp thịt nướng. 

3. Bún thang (Hà Nội)

Bún thang được điểm danh là món ăn đặc sản vùng miền ở Việt Nam bởi chỉ có người Hà Nội, cầu kì, tinh tế mới tạo ra món bún như thế. 


Bún thang với giò lụa, trứng rán thái mỏng, thịt gà luộc chín, nước dùng trong veo, củ cải khô, nấm hương, rau mùi, hành hoa...Ăn bún thang bạn sẽ cảm nhận hết vị ngọt tinh tế, cái vị giác của người Hà Nội. 

4. Chả cá Lã Vọng 

Chả cá Lã Vọng nổi tiếng, đi vào thơ văn như một nét đặc trưng của Hà Nội. Chả cá làm từ phi lê cá, ướp bột nghệ, gia vị, nướng hoặc chiên lên. Chả cá ăn kèm với bún, bánh tráng nướng, mắm tôm, cơm dừa xắt mỏng, đậu phộng chiên và dưa chua...đậm đà hương vị đặc sản Miền Bắc. 


Ngày đông giá rét, ngồi bên chiếc lò nướng chả ấm áp, thưởng thức món chả cá nóng hổi cùng bánh đa nướng, bún, các loại rau thơm… lúc này bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sản vùng miền này bằng cả vị giác và khứu giác của mình.

5. Bánh cuốn Thanh Trì


Ở Hà Nội có vô vàn quán bán bánh cuốn nóng, bánh cuốn gà tần nhưng món Bánh cuốn Thanh Trì vẫn rất đặc biệt và được liệt vào danh sách 50 món ăn đặc sản vùng miền Việt Nam bởi lẽ: Bánh tráng mỏng, hành mỡ thanh mát, nóng hôi hổi, mùi dịu dịu, mềm trong của bột, hành khô sao vàng ngậy mùi, mềm dai ăn kèm với chả quế và nước mắm chua chua, cay cay tạo nên một điều rất riêng biệt.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

6 điều du khách thường làm khi ở Hà Nội

Đa phần người Hà Nội chỉ thực hiện một vài điều dưới đây ít nhất một lần hoặc thậm chí chưa khi nào đặt chân đến những địa danh mà du khách thường lui tới.
  • Những xu hướng thời trang đẹp nhất do tap chi dan ong bình chọn

Dưới đây là những điều thường nằm trong kế hoạch của khách du lịch Hà Nội:

1. Thăm các viện bảo tàng

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

4 quán bún chả "nghe tên đã thấy ngon" của Hà Nội

Mật độ "phủ sóng" của bún chả ở hanoi rất dày đặc, tuy thế không dễ để tìm được hàng bún chả ngon đến mức đa số người ăn đều phải gật đầu công nhận.

Bún chả Hàng Quạt

Hỏi những người sành ăn địa chỉ ăn bún chả ngon ở Hà Nội, trong hàng trăm quán bún chả của thủ đô, tỉ lệ "phần trăm" bạn được chỉ đến Hàng Quạt là rất cao. Dù khá chật chột do nằm trong con ngõ siêu nhỏ trên phố Hàng Quạt, nhưng với 19 năm tuổi đời, quán có lượng khách quen đông đảo cũng như đã tạo nên hương vị rất đặc trưng khiến người ta chỉ ăn một lần là nhớ mãi.


Quán nằm trong ngõ rất nhỏ


Như mọi hàng bún chả, chả ở đây có chả miếng và chả băm trong đó chả miếng được nhiều người khen ngợi bởi miếng thịt thái mỏng ướp và nướng kỹ nên không bị ngấy. Bát chả mang ra, đầu tiên người ta có thể hơi giật mình vì chả có phần sậm màu, nhưng khi ăn mới biết màu đó là do ướp nước hàng chứ không phải bị cháy. Miếng chả được tẩm ướp kĩ khi ăn cùng nước chấm đậm đà thực sự gây ấn tượng bởi sự mềm, thơm, mặn mòi vừa đủ độ, viet nam
 

Suất bún chả Hàng Quạt giá rất bình dân, chỉ từ 30 ngàn đồng/suất mà thịt hào phóng đến độ nếu ăn yếu, có thể bạn còn chẳng ăn hết. Thêm vào đó, cô chủ quán cũng rất niềm nở, dễ thương, hay ưu tiên phục vụ nhanh cho những người chụp ảnh. Quán bắt đầu bán từ khoảng 9giờ 30, 10 giờ sáng và đến 2 giờ là hết hàng nên nếu muốn thưởng thức ở đây, bạn nên đến sớm nhé.

Bún chả Hàng Than

Bún chả Tuyết ở dốc Hàng Than là một địa chỉ khiến nhiều người phải gật gù công nhận về độ ngon và phong độ ổn định. Cũng vẫn là chả, bún, rau ăn kèm nhưng nhìn đồ ăn của quán, người ta dễ có cảm tình bởi đồ ăn bưng ra nhìn rất "ra tấm, ra món", đặc biệt rau sống được đựng trong khay inox đầy đặn, nhìn ngon mắt, sạch sẽ.

Hàng bún chả nằm ở dốc Hàng Than được lòng rất nhiều tín đồ bún chả Hà thành.


Suất bún chả đầy đặn, chả nhiều.

Dù nằm trong phố "Hàng" nhưng suất bún chả ở đây có giá khá bình dân, chỉ 35.000 đồng. Tuy nhỉnh hơn 1 số quán bình dân khác một chút nhưng bù lại, bát chả ở đây rất đầy đặn, chất lượng. Bát chả chỉ là chiếc tô cỡ nhỏ nhưng đầy ắp thịt với khoảng 4 - 5 miếng chả băm và khoảng mươi miếng chả nướng, đủ để cho khách ăn cảm thấy đã miệng, chứ không phải thòm thèm.(sa pa)

Thịt nướng đều tay.


Chả miếng bọc lá xương sông, ăn có vị thơm ấn tượng.

Đặc biệt cả 2 loại chả đều được nướng vừa tầm nên hơi xém nhẹ, thơm lừng, khi ăn mềm chứ không bị cháy, khô, đắng. Chả viên của quán được bọc xương sông nên ăn thơm và có mùi vị đặc biệt hơn hẳn. Chả nóng, nướng khéo kết hợp với nước chấm có độ chua, mặn, ngọt vừa miệng ăn lại càng "bắt miệng". Quán bán từ khoảng 10 giờ đến 4 giờ chiều hàng ngày và đặc biệt đông vào buổi trưa, bởi vậy nếu đến ăn tầm này, chỗ ngồi có thể sẽ hơi chật chội. Ngoài bún chả, quán còn có nem rán với giá 8.000 đồng/chiếc, tuy nhiên nem thường hết khá sớm.


Bún chả que tre Lạc Long Quân

Với tuổi nghề tính bằng con số hàng chục năm, bún chả que tre Lạc Long Quân đã trở thành thương hiệu bún chả vững mạnh trong lòng người yêu ẩm thực Hà Nội. Nằm sâu trong ngõ 81 Lạc Long Quân, nhưng chỉ cần đi từ xa, ta đã thấy một làn khói trắng toả ra từ bếp than hoa đỏ rực và mùi thơm nức mũi của chả nướng.




Lúc nào cũng có khói thịt nướng thơm lừng là đặc điểm nhận dạng của quán bún chả này.

Chả nướng ở đây được tẩm ướp theo bí quyết riêng rồi kẹp vào que tre nướng khéo nên ăn rất thơm, mềm không ngấy. Nước chấm cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc tạo nên mùi vị đặc trưng của mỗi món ăn. Thứ nước chấm ấm nóng khi kết hợp với chả thịt nướng tạo nên một mùi vị thật tuyệt vời, đặc biệt không hề lẫn với các hàng bún chả khác ở đất Hà Thành này.

Bún chả Lạc Long Quân với thịt nướng mềm, nước chấm lúc nào cũng ấm.



Ngoài chả, quán có có thêm nem rán.

Bún chả ở đây ngon đến nỗi có thể khiến thực khách im lặng từ đầu đến cuối để tập trung vào việc ăn uống. Giá bún chả ở đây từ 30 ngàn đồng/ suất trở lên.

Bún chả que tre Bạch Mai

Bún chả que tre Bạch Mai vừa nức tiếng là quán bún chả ngon, vừa nức tiếng bởi sự bán "dở dang" và biết thử thách lòng kiên nhẫn của khách hàng. Quán bắt đầu bán hàng lúc 2 giờ chiều - khi ngay cả những người ăn trưa muộn cũng đã kịp ấm bụng và hết nhẵn vào khoảng 3 rưỡi, khi người ta chỉ vừa mới bắt đầu nghĩ đến quà chiều. Dở dang và dễ bị hụt ăn do hết quá nhanh, nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại quay lại nhiều lần để nếm bằng bún chả ở đây. Và quả thực, bún chả Bạch Mai không khiến người ta thất vọng.

Suất bún được dọn ra với bát nước chấm và bát chả để riêng. Nước chấm không quá đặc biệt nhưng chả thơm ngon hơn hẳn các chỗ khác. Miếng chả không những thơm mà còn dẻo, thế nên có kẹp bằng que tre cũng không bị vỡ. Cho nhanh những miếng chả ướp vừa miệng còn đang nóng hổi vào bát nước chấm rồi ăn mới thấy hết được sự đặc sắc của bún chả ở đây với vị béo, thơm của thịt nướng.

Suất bún chả que tre có hương vị thơm ngon độc nhất vô nhị ở Hà Nội.

Có lẽ vì ngon như thế nên mặc dù còn nhiều nỗi "trái ngang" về nơi bán, chỗ ngồi, và giá bún không rẻ từ 40 đến 50 nghìn/suất nhưng quán vẫn rất đông và nếu không đến ăn nhanh là xác định hết phần. Một mẹo nhỏ là nếu định đến ăn ở hàng này, bạn nên đến trong khoảng 2 giờ, 2 rưỡi. Nếu 3 giờ bạn đến thì sẽ khá "hên xui", một là quán đã hết, hai là phải đợi 2-3 lượt khách.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Những món ngon Hà Nội "níu chân" du khách

Nếu có dịp đi du lịch hanoi, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức những món ngon dưới đây. Có thưởng thức qua mới cảm nhận được vị ngon của những món quà đặc sản Hà Nội.
Ẩm thực Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Nếu như hỏi nên ăn gì khi đi du lịch Hà Nội? Thì người có kinh nghiệm du lịch Hà Nội chắc chắn sẽ không bỏ qua những món ngon sau đây:


Phở bò


Tới Hà Nội, du khách không thể không thưởng thức phở bò - món ngon nổi tiếng của người dân Hà Thành. Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội, viet nam.

Nộm bò khô


Nộm bò khô - Món ngon Hà Nội
Nộm bò khô - Món ngon Hà Nội

Nộm bò khô là một món ngon Hà Nội đã có từ rất lâu đời. Nộm bò khô gồm có đu đủ thái sợi, các loại rau thơm, rồi thì thịt bò khô cắt nhỏ và rắc thêm một ít lạc rang. Tuỳ vào các hàng khác nhau mà lại có thêm các nguyên liệu khác nhau, có hàng thì cho thêm gan rán, rồi thịt bò khô mỏng, thịt bò khô miếng dày, có hàng lại trộn thêm với chim quay, có hàng thì thêm vào vài miếng dạ dày. Chua chua, cay cay, giòn giòn, dai dai,.. bạn có thể ăn một, hai đĩa nộm mà chẳng sợ ngấy hay đầy bụng.
 

Bánh Tôm Hồ Tây


Bánh tôm - món ngon Hà Nội
Bánh tôm - Món ngon có từ lâu đời của người dân Hà Thành

Bánh tôm Hồ Tây là một đặc sản Hà Nội có từ lâu đời. Bánh tôm nên thưởng thức ngay khi còn nóng bởi lúc đó bánh giữ được độ giòn, tôm cũng không bị tanh. Thưởng thức món bánh nhất thiết phải có nước chấm đi kèm. Đó là thứ nước chấm tổng hòa các vị chua, ngọt và cay; thêm một chút dưa góp làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm, làm dịu bớt vị ngậy của một món chiên là bánh tôm. 
 

Cốm làng Vòng

Món ngon Hà Nội: Cốm làng vòng
 
Khi tới du lịch Hà Nội, du khách bị hương thơm dịu mát của cốm làng Vòng hấp dẫn. Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hảo hạng, gói trong những gói lá sen cũng tỏa ra hương vị không kém phần quyến rũ đã trở thành cái hồn của thu Hà Nội, không thể nào thiếu được mỗi độ nắng tháng 8 dập dìu kéo về. (du lịch sa pa)
 

Các món lẩu


Món lẩu - Món ngon Hà Nội

Lẩu gà, lẩu bò nhúng, lẩu ếch, lẩu riêu cua... là những món lẩu ngon "níu chân" du khách. Khi đi du lịch Hà Nội nhất là vào thời tiết se lạnh của mùa thu, bạn sẽ cảm nhận hết được vị ngon và sự đậm đà của những món ngon này. 


Bánh cuốn Hà Nội


Bánh cuốn - Món ngon Hà Nội
Bánh cuốn - Món ngon Hà Nội

Bánh cuốn là món quà vặt dân dã và quen thuộc của người Hà Nội. Cùng là lớp bột gạo tráng mỏng, nhưng bánh cuốn mỗi địa phương lại mỗi khác. Tới du lịch Hà Nội, bạn sẽ được thưởng thức đủ loại bánh cuốn với các biến tấu đa dạng như bánh cuốn nấm tôm, bánh cuốn thịt nướng, bánh cuốn thịt gà, bánh cuốn trứng...

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Những món dầm bạn không thể bỏ lỡ trong mùa thu

hanoi những ngày vào thu rất đẹp, nắng nhuộm vàng khắp nơi mà không mang cái cảm giác oi nồng như mùa hạ. Vào những ngày này, dạo phố phường và nếm các món ăn vặt là sở thích của nhiều người.

Các món hoa quả dầm chua ngọt, chỉ nhìn thôi đã muốn "ứa nước miếng chân răng" luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với những tín đồ của ẩm thực hè phố.

1. Sấu chín

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Du lịch Cù Lao Câu


Cù Lao Câu hay Cù Lao Cau, Hòn Câu là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài của hòn đảo xinh đẹp này là 1.5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m (hanoi). Hòn đảo hết sức hoang sơ với nước biển xanh ngắt, được bao bọc bởi hàng vạn khối đá có màu sắc và hình thù khác nhau, hoàn toàn cách biệt với thế giới công nghệ vì ở đây còn không có điện, chỉ có năng lượng mặt trời. Nước ngọt ngoài nguồn từ nước mưa thì chỉ có một nguồn nước ngọt duy nhất lấy từ Giếng Tiên. Vì vậy đảo chỉ thích hợp với những người yêu thiên nhiên, thích du lịch mạo hiểm và ưa khám phá.